Ở bài Tầm quan trọng của bước “Encoding” chúng ta học về các tầng học khác nhau. Tầng càng cao thì việc học càng hiệu quả.

Có một mô hình rất phổ biến trong việc mô phỏng, giải thích mục tiêu học tập của học sinh, sinh viên mang tên Bloom’s Taxonomy (rất phổ biến trong ngành giáo dục, giảng dạy).

Screen Shot 2022-10-12 at 10.21.24 PM.png

Thang Bloom chỉ ra rằng có nhiều cách học và ghi nhớ kiến thức, càng leo lên tầng cao của thang chúng ta đang càng tận dụng working memory nhiều hơn để đào sâu vào kiến thức; vì vậy, sẽ nhớ kiến thức hơn. Higher order thinking hướng tới việc liên hệ (relate) thông tin với nhau và với bức tranh tổng quan. Đây chính là chìa khoá để chúng ta có thể tiếp thu kiến thức tốt hơn.

Để bước dần ra khỏi thói quen học vẹt, chúng ta cần tập luyện việc tương tác với phần trên của thang Bloom càng sớm càng tốt trong quá trình học của mình. Bạn đừng đợi tới khi ghi chú hết rồi mới suy nghĩ về sự liên kết giữa ý tưởng mình vừa viết với ý tưởng trước đây hay nghĩ về những ví dụ thường ngày để liên kết.

Khả năng giữ và dùng lại thông tin đưa vào dựa rất nhiều trên việc thông tin đó có thuộc về cấu trúc (belongs in structure) và có sự liên quan (relevance) không. Những cách học ở tầng thấp như đọc đi đọc lại (re-reading), gạch chân (highlighting) hay chép xuống không cung cấp cho thông tin đưa vào cái gì để bám vào. Vì vậy, những phương pháp học đó không giúp chúng ta giữ được thông tin đưa vào.

Relevance + structure = key to remember information