Encoding là một bước rất quan trọng trong quá trình học và tiếp thu kiến thức của chúng ta. Encoding có thể được tạm dịch là bước tiếp nhận, đây là bước não của chúng ta chuyển các tín hiệu từ các giác quan khác nhau thành những đại diện nhận thức, những sự kết nối trong não bộ.
I. Encoding bao gồm những chức năng gì? Chúng ta có thể làm gì để tối ưu hoá bước này?
Bạn có thể hiểu đây là bước bắt đầu học và tiếp cận tới một chủ đề mới. Encoding đòi hỏi não của chúng ta cần tải một lượng kiến thức mới nhất định nên nhiều lúc chúng ta sẽ cảm thấy rất mất sức và dễ nản. Vậy có những phương pháp nào giúp biến quá trình encoding này trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn?
Để hiểu được các phương pháp khác nhau, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về những nguyên lí cơ bản đằng sau encoding.
Chúng ta có nhiều tầng tiếp thu kiến thức khác nhau (orders of processing/learning).
Có những lúc chúng ta học vẹt và có thể nói lại những gì chúng ta tiếp nhận nhưng không có nghĩa là chúng ta thực sự hiểu bản chất vấn đề. Học vẹt có thể được hiểu là tầng tiếp thu thấp (lower order of learning) trong khi học để hiểu là tầng tiếp thu cao (higher order of learning). Higher order learning hoặc higher order processing muốn nói tới việc chúng ta thực sự học để hiểu ý nghĩa, dành thời gian đào sâu, và từ đó có thể giải thích một cách rất dễ hiểu cho bất cứ ai.
Mình (Fuong) là người có thói quen học vẹt in sâu trong não từ những năm cấp 1 lên cấp 3 vì vậy lúc lên đại học mình mất rất nhiều thời gian để break ra khỏi thói quen này. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể dần dần bỏ được thói quen học vẹt và tương tác với kiến thức một cách sâu hơn?
Có một mô hình rất phổ biến trong việc mô phỏng, giải thích mục tiêu học tập của học sinh, sinh viên mang tên Bloom’s Taxonomy (rất phổ biến trong ngành giáo dục, giảng dạy).
Thang Bloom chỉ ra rằng có nhiều cách học và ghi nhớ kiến thức, càng leo lên tầng cao của thang chúng ta đang càng tận dụng working memory nhiều hơn để đào sâu vào kiến thức; vì vậy, sẽ nhớ kiến thức hơn. Higher order thinking hướng tới việc liên hệ (relate) thông tin với nhau và với bức tranh tổng quan. Đây chính là chìa khoá để chúng ta có thể tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Để bước dần ra khỏi thói quen học vẹt, chúng ta cần tập luyện việc tương tác với phần trên của thang Bloom càng sớm càng tốt trong quá trình học của mình. Bạn đừng đợi tới khi ghi chú hết rồi mới suy nghĩ về sự liên kết giữa ý tưởng mình vừa viết với ý tưởng trước đây hay nghĩ về những ví dụ thường ngày để liên kết.
Khi sử dụng thang Bloom để tương tác với kiến thức, chúng ta không cần phải leo thang từng bước một. Bạn không cần phải cố gắng ghi nhớ và giải thích từng mẩu thông tin một mà có thể ngay lập tức suy nghĩ về cách áp dụng và liên hệ thông tin nhỏ lẻ với bức tranh toàn cảnh. Sau khi làm các bước so sánh và phân tích rồi, chúng ta sẽ ghi nhớ và giải thích thông tin đó một cách dễ dàng hơn:)
<aside> 💡 Ví dụ cách Fuong học lịch sử bây giờ: Mình sẽ học những sự kiện cụ thể như phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ. Thay vì cố gắng ghi nhớ những diễn biến cụ thể của sự kiện này (như cách mình học năm lớp 8 haha) mình sẽ đọc qua một lượt thông tin về sự kiện này và thử liên hệ nó với khái niệm tổng quan hơn về phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa. Có gì khác giữa Ấn Độ và Việt Nam không? Từ đó mình sẽ dần dần xây dựng khái niệm lớn về “phong trào đấu tranh giành độc lập” và mình phân tích dần dần các nước cụ thể.
</aside>
Điều này sẽ mất thời gian lúc đầu và có thể bạn sẽ rất nản. Tuy nhiên hãy nhớ rằng học để hiểu không thể ngày một ngày hai được, nhưng khi bạn đi chậm và xây những cành cây chắc chắn, những chiếc lá, những thông tin bạn tiếp nhận sau này luôn dễ dàng được đưa vào và xử lí.
<aside> 💡 Tiếp thu kiến thức hiệu quả là khi chúng ta liên hệ càng sớm càng tốt. Cây của chúng ta càng có nhiều cành sớm thì những chiếc lá sau này càng có thứ để bám vào.
</aside>
<aside> 💡 This is a way of thinking, a mental method that you should be practicing if you care about sustainable learning:)
</aside>
II. Làm thế nào để chúng ta luyện tập khả năng tải thông tin (cognitive load)?
Để tiếp thu tốt chúng ta sẽ cần luyện tập khả năng tải và giữ thông tin của não ở working memory. Nói một cách đơn giản, làm thế nào để chúng ta giữ thông tin trong đầu lâu hơn?
Khi chúng ta ghi chú, có một cảm giác rất phê khi mình được offload hay xả hết ra suy nghĩ/thông tin đang cần giữ trong đầu. Đặc biệt khi note của bài giảng/sách/podcast rất dài, chúng ta dễ rơi vào trạng thái nghĩ mình đã học được rất nhiều. Khi viết xuống tất cả mọi thứ, chúng ta sẽ có 1 cái record của thông tin (aka đã được ngoại hoá) thay vì thông tin đó thực sự đã được đưa vào trong đầu mình chưa. Record của thông tin trên giấy không đồng nghĩa với việc bạn hiểu và nhớ thông tin đó.