Dù chúng ta học ở trường để đạt số điểm nhất định hay học để phục vụ công việc của mình, chúng ta sẽ luôn luôn trải qua 2 bước: encoding và retrieval.
Encoding giống như việc chúng ta đổ thêm nước vào chậu trong khi retrieval giống như việc chúng ta lấy nước ra khỏi chậu. Nếu như chậu của chúng ta có lỗ, không quan trọng chúng ta đổ thêm bao nhiêu nước vào, nước cũng sẽ rớt khỏi chậu và sẽ sớm không còn nước để lấy ra. Áp dụng hình ảnh này sang việc học, chúng ta cần tìm cách đưa thông tin vào như thế nào để thông tin, kiến thức được giữ ở trong não và dùng lại được thay vì đưa vào bao nhiêu tuột mất bấy nhiêu.
<aside> 💡 Knowledge Mastery = Encoding + Retrieval Master kiến thức = Đưa vào + Giữ lại + Đưa ra
</aside>
Trường học chính thống thường khiến chúng ta đưa thông tin vào một cách không hiệu quả. Chúng ta phải học rất nhiều kiến thức khác nhau và hầu như tiếp thu theo cảm tính, tiếp thu kiến thức như một cái máy. Bên cạnh đó, chúng ta không được dạy về tầm quan trọng của việc retrieve kiến thức. Kết quả, rất nhiều người gặp khó khăn trong việc giữ lại và master kiến thức mình học.
Đây là hai quá trình cần được đi song song với nhau. Cách chúng ta đưa thông tin vào sẽ tác động lên khả năng đưa thông tin ra. Thông tin đưa vào càng tốt thì chúng ta sẽ mất ít sức hơn để đưa nó ra.
Bạn có thể làm gì?
Dành thời gian tiếp thu, encode thông tin có chủ đích hơn (đọc thêm Tầm quan trọng của bước “Encoding”) để chúng ta giữ những thông tin đó trong não một cách có ý nghĩa thay vì chỉ là những mẩu thông tin trôi nổi.
Tóm lại
Học hiệu quả là khi chúng ta dành nhiều công sức hơn vào việc encode thông tin, make sense of information. Điều này sẽ giúp chúng ta sử dụng lại được dễ dàng hơn. Chất lượng thông tin đưa vào quan trọng hơn số lượng thông tin đưa vào.