Có thể bạn đã từng nghe/đọc về hai phương pháp học active recall và spaced repetition. Bạn có biết vì sao chúng ta cần gợi nhớ (recall) và giãn thời gian học ra (spacing) không?
Ở bài Retrieval chúng ta biết rằng khi học một điều gì đó mới não của chúng ta tiếp nhận và cất nó ở đâu đó trong đầu mình. Khi mới học, kiến thức sẽ chưa đi vào trí nhớ dài hạn ngay vì để đi vào LTM đòi hỏi bạn cần dùng nó thường xuyên. Vậy làm thế nào để những thứ chúng ta học đi vào LTM một cách hiệu quả nhất?
Nếu như bạn đang muốn thử sức hay đặt mục tiêu hiểu kỹ một chủ đề nào đó, phần giải thích sau đây về effortful recall sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình thiết lập hệ thống học của mình.
Ở bài Retrieval mình có đề cập tới quá trình quên kiến thức học.
Trong một nghiên cứu về lí do tại sao chúng ta quên của nhà tâm lí học Hermann Ebbinghaus. Ebbinghaus có đưa ra một lí thuyết về sự quên mang tên “Forgetting Curve”. Forgetting Curve chỉ ra rằng khả năng nhớ của chúng ta giảm dần theo thời gian. Việc quên mất những gì chúng ta học là điều rất bình thường.
Kết hợp Forgetting Curve và desirable difficulties, việc giãn cách thời gian học sẽ tạo ra một chút thử thách về mặt nhận thức. Học có giãn cách và luyện tập việc gợi nhớ sẽ giúp chúng ta củng cố và test bản thân về những thứ mình học.
Effortful recall có thể được hiểu là khi chúng ta phải bỏ công sức ra để gợi nhớ và tìm được kiến thức đã học. Quá trình này tạo ra những thử thách về mặt nhận thức để bạn kiểm chứng xem bản thân mình nhớ và hiểu được những phần nào. Khi đã trải qua giai đoạn đó bạn sẽ hiểu sâu hơn về chủ đề mình học. Việc học giãn cách hay tạo ra những khoảng cách giữa các điểm học sẽ làm cho bạn quên một chút và vì vậy có cơ hội đưa mình vào thử thách này:)
Bạn còn nhớ những lần thức khuya, quên ăn quên ngủ, quên mất ngày hôm nay thứ mấy để cram hay học một cách gấp rút trước khi đi thi? Quá trình cram hay massed practice hay học thuộc này rất dễ dẫn tới việc chúng ta luyện đi luyện lại kiến thức trong trí nhớ ngắn hạn một cách vô thức và vì thế bạn thường sẽ chỉ nhớ được nó trong thời gian ngắn hạn.
<aside> 💡 Ví dụ: Hè 2022 mình thi chứng chỉ lái xe và mình dành cả một ngày ôn 600 câu lí thuyết ngay trước ngày thi để hôm sau chưa quên. Lí do mình chưa quên đó là kiến thức này hiện tại đang ở trong phần trí nhớ ngắn hạn của mình và mình đã luyện tập nó trong suốt 24 giờ đồng hồ trước khi mình vào bài kiểm tra. Tuy nhiên như bạn có thể đoán được, nếu bây giờ hỏi mình lại về 600 câu lí thuyết đó mình sẽ không nhớ gì vì mình không hề học để liên kết chúng với những gì mình đã biết, không học để hiểu. Mình luyện tập vô thức để giữ trong đầu một thời gian ngắn thay vì hiểu để giữ trong đầu lâu dài.
</aside>
Mặt khác, spacing sẽ giúp chúng ta quên và sử dụng việc quên đó để học tốt hơn. Tiếp cận lại với kiến thức khi ta đã quên một chút giúp chúng ta xây dựng lại thành phần của kỹ năng/kiến thức từ LTM. Biến kiến thức thành cách hiểu của mình chính là đây. Đây là công tác mọi người định nghĩa lại, thiết kế lại, xây dựng lại từ trong trí nhớ của mình. Việc học nhiều hay học cram cho chúng ta cảm giác chúng ta đang học vì ta đang giữ kiến thức đó trong STM thay vì thực sự học qua việc xây dựng lại kiến thức từ LTM.
Nếu mình chỉ muốn học để qua môn/đạt chứng chỉ thì sao? - Bạn có thể đang tự hỏi. Thì thoải mái cram nhé! Và cram càng gần ngày thi thì giữ được ở STM 1 lúc đó:) Nhưng tránh học để qua môn cả đời nha.
Rất nhiều bạn có lẽ đã từng nghe tới spaced repetition vì có khá nhiều người/nhiều bên làm nội dung về chủ đề này. Ở bài này, mình hy vọng bạn hiểu được vì sao bạn cần tạo ra những khoảng cách đó. Khoảng cách giúp não chúng ta nghỉ ngơi, lưu trữ, tự tạo kết nối và sau đó chúng ta làm công tác tự gợi nhớ, xây dựng lại kiến thức đó và kiểm tra với notes/sources sau.