Quá trình học của chúng ta bao gồm 3 phần encoding, storing và retrieving.

Ở phần encoding, chúng ta tiếp nhận thông tin từ các giác quan khác nhau và não chúng ta sẽ tạo những kết nối neuron thần kinh về thông tin đó. Những kết nối neuron thần kinh đó có thể được hiểu là những đại diện mới đến ở trong memory traces trong não chúng ta. Những dòng chữ chúng ta viết xuống giấy hay một suy nghĩ nào đó ở trong đầu, đây đều là short term memory hay trí nhớ ngắn hạn. Trong một ngày, có rất nhiều những đại diện nhận thức (mental representation) được tạo ra trong trí nhớ ngắn hạn.

<aside> 💡 Ngày hôm nay, có lẽ bạn đã có mental representations về một người mình gặp trên đường, người bạn mới, khái niệm hay ho nhìn thấy trên facebook, một món ăn, vv.

</aside>

Tiếp theo, quá trình củng cố những mental representations để đưa từ trí nhớ ngắn hạn vào trí nhớ dài hạn được biết tới là storing. Ở bước này, não của chúng ta đã bắt đầu nhận dạng được những memory traces về chủ đề đó. Để não chúng ta lưu trữ thông tin mới tốt nhất, việc có kiến thức trước đó hay kiến thức nền tảng sẽ hỗ trợ rất nhiều. Trong quá trình storing kiến thức mới, não chúng ta sẽ liên kết kiến thức mới với kiến thức cũ (đọc thêm về ‣). Thường chúng ta sẽ bắt đầu quá trình học một cách rất messy với rất nhiều thông tin được nạp vào và có lẽ rất nhiều lúc chúng ta cảm thấy bối rối với lượng thông tin đó. Quá trình storing có khả năng giúp chúng ta tổ chức lại những thông tin đó.

<aside> 💡 Ví dụ như nếu bạn biết cách chunk thông tin thành 3,4 ý chính hay bạn biết cách sử dụng headings, bạn giúp não mình có định hướng hơn về cách tổ chức lại và lưu trữ thông tin thô.

</aside>

Cuối cùng, việc chúng ta có thể tìm và sử dụng kiến thức đã được lưu trữ trong trí nhớ dài hạn là rất quan trọng. Phần lớn lí do chúng ta không nhớ về những gì mình đã học là vì chúng ta không luyện tập và áp dụng chúng. Để hiểu kiến thức chúng ta học, chúng ta cần làm 2 thứ:

Hầu như không có giới hạn nào đối với việc chúng ta có thể nhớ được bao nhiêu thứ mình học miễn là chúng ta liên hệ chúng với những gì mình đã biết. Khả năng lưu trữ của trí nhớ dài hạn là vô tận. Trên thực tế, bởi vì việc học những thứ mới phụ thuộc vào việc học kiến thức trước đó, chúng ta càng học nhiều, chúng ta càng tạo ra nhiều kết nối để học thêm.

Tuy nhiên, giới hạn ở đây là khả năng tìm và gợi nhớ lại những gì đã học. Trong một thời điểm (như lúc bạn đọc bài này), bạn không thể truy cập được hết những gì mình đã học. Do đó việc thiết lập tín hiệu giúp mình tìm được thông tin liên quan khi mình cần là vô cùng quan trọng, một phần của quá trình học chúng ta thường không để tâm tới.

<aside> 💡 Câu hỏi: Làm thế nào bạn có thể thiết kế những tín hiệu gợi nhớ (retrieval cues) trong hệ thống notes của mình?

</aside>

Khái niệm desirable difficulties liên kết trực tiếp tới khả năng gợi nhớ. Bạn càng mất nhiều công sức tìm và gợi nhớ lại thông tin gì đó, bạn sẽ càng học nó tốt hơn. Bạn càng quên thông tin gì đó thì việc học lại nó sẽ giúp củng cố sự hiểu của bạn nhiều hơn.

The more effort required to retrieve (or, in effect, relearn) something, the better you learn it. The more you’ve forgotten about a topic, the more effective relearning will be in shaping your permanent knowledge.

Việc thiết lập những tín hiệu gợi nhớ này sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình học một chủ đề mới. Khi bạn đào sâu, áp dụng thường xuyên, những kết nối cứng (hard wired pathways như đã giải thích trong bài Khả năng thích ứng và học của bộ não) sẽ được thiết lập trong não của bạn và việc gợi nhớ sẽ thường không cần sự hỗ trợ từ những yếu tố bên ngoài.

Sự quên :)

Trong một nghiên cứu về lí do tại sao chúng ta quên của nhà tâm lí học Hermann Ebbinghaus. Ebbinghaus có đưa ra một lí thuyết về sự quên mang tên “Forgetting Curve”. Forgetting Curve chỉ ra rằng khả năng nhớ của chúng ta giảm dần theo thời gian. Việc quên mất những gì chúng ta học là điều rất bình thường.

Untitled

Kết hợp Forgetting Curve và desirable difficulties, việc giãn cách thời gian học sẽ tạo ra một chút thử thách về mặt nhận thức. Học có giãn cách và luyện tập việc gợi nhớ sẽ giúp chúng ta củng cố và test bản thân về những thứ mình học.

Tầm quan trọng của retrieval cues

Khi ta nghĩ mình đã quên kiến thức, nhiều khi không phải chúng ta quên kiến thức đó mà là chúng ta quên mất tín hiệu dùng để gợi nhớ lại kiến thức đó.

<aside> 💡 Hãy thử tưởng tượng hệ thống note trên Notion là thư viện cá nhân của bạn, là bộ não thứ hai chứa đựng rất nhiều những thông tin theo nhiều năm tháng. Nhiều khi bạn không quên những thông tin được viết ở trong Notion mà quan trọng hơn là bạn không có cách tìm lại những thông tin liên quan trong note của mình khi cần như thế nào. Vì thực tế là chúng ta không thể nhớ hết tất cả mọi thứ vì vậy có những retrieval cues để tìm lại note của mình sẽ giúp rất nhiều!

</aside>

Một nghịch lý khá thú vị về khả năng quên đó là việc chúng ta quên kiến thức cũ nhiều khi lại hiệu quả trong việc học kiến thức mới. Ví dụ khi bạn thay đổi điện thoại Iphone sang Samsung, việc bạn quên dần cách sử dụng Iphone sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình học cách sử dụng Samsung.