Theo cách dịch trong từ điển Cambridge, analogy là sự so sánh giữa những sự vật, hiện tượng có những tính chất hoặc đặc điểm giống nhau, nhằm phục vụ mục đích giải thích sự vật, hiện tượng đang tìm hiểu.
Ở tuần 1 và 2, chúng ta học được rằng chúng ta luôn suy nghĩ theo hướng liên kết những thứ mình học với những thứ đã biết. Chúng ta thường tư duy và học dựa trên quá trình liên kết thông tin (relational learning). Analogy là một phương pháp học dựa trên cách tư duy và suy nghĩ tự nhiên của con người.
Analogy là sự so sánh những điểm giống nhau của hai khái niệm. Khái niệm quen thuộc với chúng ta là được gọi là analog và khái niệm đang cần học, đang chưa quen thuộc được gọi là target (mục tiêu). Cả analog và target đều có các đặc điểm (còn gọi là thuộc tính). Nếu khái niệm xa lạ và khái niệm quen thuộc có những đặc điểm tương đồng, chúng ta có thể đưa ra 1 analogy giữa 2 khái niệm đó.
Ở đây, vì cây và não bộ có những điểm tương đồng nhất định khi so sánh cả hai như một hệ thống. Analogy giữa khái niệm cây và não bộ là cả hai là một hệ thống với những thành phần nhỏ liên kết với nhau để tạo nên bức tranh lớn hơn.
Ở tuần 1, chúng ta đã trao đổi cùng nhau rằng: thông tin khi được encode và retrieve, não chúng sẽ bắt đầu hình thành những liên kết neuron về thông tin đó. Mọi người sau khi học về note taking trong 5 tuần (đúng cách) sẽ bắt đầu có những thiết lập cấu trúc trong não về note taking. Chúng ta gọi những cấu trúc này là mental representation (đại diện nhận thức).
<aside> ❓ Bạn nghĩ bạn đang có những mental representations gì trong não?
Analogy là sự so sánh giữa 1 khái niệm mới lạ, khó với mình với 1 khái niệm dễ hiểu, quen thuộc hơn với mình, đồng nghĩa với việc chúng ta sử dụng những đại diện nhận thức có sẵn, dễ hiểu để giải thích cho những thứ phức tạp hơn. Sử dụng analogy trong việc học những thứ phức tạp sẽ giúp chúng ta đưa thông tin vào dễ dàng hơn qua việc dựa vào những thứ quen thuộc, đã có sẵn.
<aside> 🧠 Sử dụng analogy trong việc học giúp hỗ trợ quá trình thiết lập mối liên hệ giữa những kiến thức chúng ta đã biết và những kiến thức mới. Hay trong science of learning quá trình nhận thức này (cognitive process) còn được gọi là Elaboration.
</aside>
Có nhiều cách giúp chúng ta tìm được analogy nào là phù hợp trong quá trình học của mình.
Tìm khái niệm đơn giản hơn khái niệm đang học (Simple Analogy)
So sánh cái cây với bộ não như một hệ thống với những nhánh lớn và nhánh nhỏ là ví dụ điển hình của việc tìm kiếm 1 hình ảnh hay khái niệm siêu đơn giản và quen thuộc để đơn giản hoá khái niệm phức tạp mình đang học. Hình ảnh cái cây không những đơn giản mà còn xuất hiện ở khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày. Điều này sẽ giúp chúng ta được gợi nhớ dễ dàng hơn về chủ đề não bộ mỗi khi nhìn thấy cây ngoài đường.
<aside> ❓ Hãy thử tìm một khái niệm đơn giản trong cuộc sống giúp bạn hiểu về khái niệm phức tạp đang học. Nói rõ khái niệm nào là target, khái niệm nào là analog.
Việc sử dụng khái niệm đơn giản hơn sẽ giúp bạn rất nhiều trong những bước đầu tiếp cận khái niệm phức tạp.
Tìm khái niệm tổng quan
Khi kiến thức trở nên dày hơn, dựa vào một khái niệm đơn giản có thể sẽ không còn hiệu quả nữa. Đây là lúc bạn sẽ cần dựa vào thói quen suy nghĩ, tư duy toàn cảnh của mình.
Bước 1:
Bước 2:
Ví dụ: khi mình thiết kế trải nghiệm học, mình hay sử dụng analogy so sánh 1 trải nghiệm học với 1 thành phố sau khi mình nhận ra 1 trải nghiệm học bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau; cơ sở hạ tầng (nền tảng công nghệ); và kết cấu cơ sở hạ tầng đó (discord có chức năng A, notion có chức năng B) - giống hệt một thành phố vậy. Việc suy nghĩ về cách con người tương tác với 1 thành phố cho mình nhiều ý tưởng về cách học viên và người đồng hành tương tác trong một khoá học. Dưới đây là một bài mình viết về analogy này.
‣
Do mình hứng thú về chủ đề thiết kế đô thị/quy hoạch đô thị nên não mình hay liên hệ với chủ đề này, vì vậy mình khuyến khích mọi người thử tìm những chủ đề mọi người có thể đã biết một chút hoặc rất thích, rất đam mê để tạo những kết nối với chủ đề mới mình đang học.
<aside> ❓ Hãy thử tìm một khái niệm bạn có hứng thú sẵn/đã biết và so sánh nó với khái niệm mới bạn đang học. Giải thích vì sao bạn chọn vậy. Nói rõ khái niệm nào là target, khái niệm nào là analog.
Case studies
Cách Bảo Nghi sử dụng analogy trong việc học vật lí, hoá học và lịch sử
Tìm hiểu thêm
Glynn, S. M. (2008). Making science concepts meaningful to students: Teaching with analogies.
Antonio García‐Carmona, Ana Maria Criado. (2009) Introduction to Semiconductor Physics in Secondary Education: Evaluation of a teaching sequence. International Journal of Science Education 31:16, pages 2205-2245.