Trang chủ
Mục lục
⚡ Truy cập nhanh
<aside> 🔥 Tóm tắt
Việc xác định mục đích và mục tiêu đọc rất quan trọng khi đọc tài liệu, đặc biệt là những tài liệu dài. Tuy nhiên, văn bản là những dòng chữ, bao gồm những mảnh thông tin được sắp xếp từ trái sang phải, từ trên xuống dưới (với hệ chữ Latin) và từ hết trang này đến trang khác. Một trang giấy toàn là chữ sẽ rất khó để bạn nắm bắt được nội dung tổng quan, cũng như xác định vị trí những thông tin mà mình cần tìm kiếm. Quá trình đọc tổng quan đến chi tiết hướng đến cái nhìn bao quát về tài liệu và mục đích đọc trước khi vào đọc chi tiết. Quá trình này có ba bước sau:
<aside> 💡 Quá trình đọc từ tổng quan đến chi tiết:
1.1 Quan sát bức tranh tổng quan của văn bản
1.2. Đặt câu hỏi mà bạn quan tâm
1.3 Tìm kiếm và tổng hợp thông tin
</aside>
Gần đây Long có học lớp mỹ thuật căn bản và phải làm bài tập về phân tích tranh, Mình nghĩ đây là một hình thức so sánh (analogy) tuyệt vời để giúp mọi người hiểu hơn về chiến thuật đọc này. Sau đây là ba bước của quá trình đọc từ tổng qua đến chi tiết, đi kèm với những ví dụ của việc phân tích tranh [1].
Tranh có một lợi thế so với văn bản, đó là trong một lần quan sát là bạn có thể nhìn thấy tổng thể bức hình. Khi có một ấn tượng ban đầu về bức tranh, bạn dễ chọn lựa những phần bức tranh mà bạn quan tâm. Ngược lại, bạn khó có thể đi tìm được điểm mà muốn tập trung phân tích nếu bạn chỉ nhìn được từng phần nhỏ của bức tranh. Việc đọc một văn bài dài (nhiều hơn 2-3 trang giấy) tuần tự từ đầu đến cuối cũng giống như bạn quét từng điểm mầu trên bức tranh. Nếu bạn đọc thông tin mà không nắm được kết cấu - thông tin mới đó có vị trí như thế nào, thì bạn rất khó hình dung được bức tranh toàn cảnh của văn bản.
Một bức tranh bị phân mảnh thì khó để nắm bắt được nội dung chính của tranh
Tranh của họa sĩ Lê Thị Lựu
Để hiểu bức tranh toàn cảnh của văn bản, bạn cần đọc trước tiêu đề, đề mục (heading), hoặc mục lục (table of content). Nếu tài liệu dài mà không có đề mục, bạn có thể đọc lướt (skim reading) văn bản và chú ý đến những câu chủ đề (topic sentence) hay hình ảnh có trong văn bản. Việc đọc lướt này giúp bạn đoán được nội dung khái quát của tài liệu.
Ngoài ra, bạn có thể tự viết những đề mục (heading) trong trường hợp bạn muốn tóm tắt ý của từng đoạn theo cách hiểu của mình. Tuần 2 của khóa học Học cách Học, chúng ta sẽ đi sâu hơn trong chủ đề này.
Sau đây làm một số tips cho bước 1:
<aside> 💡 Bước 1: Quan sát bức tranh của văn bản
Khi bạn có một cái nhìn tổng quan về văn bản, bạn có thể đặt câu hỏi để định hướng sự chú ý của mình.
Để hiểu tranh, bạn không thể phân tích sắc độ của từng điểm mầu, bạn chỉ có thể phân tích tranh và bóc tách thông tin theo từng nhu cầu nhất định. (VD phân tích chất liệu, hình khối, mầu sắc, chủ đề, lịch sử…). Cũng vì vậy trong một triển lãm, người A và người B cùng xem cùng một bức tranh nhưng họ sẽ quan sát và cảm nhận về bức tranh rất khác nhau, vì họ chú tâm vào những chi tiết khác nhau trong bức tranh. Sự chú tâm này thể hiện góc nhìn, sự phân tích riêng biệt của mỗi người xem.
Bản thân việc đặt câu hỏi là một thứ rất cá nhân, vì nó dựa vào những hiểu biết sẵn có và sự quan tâm cá nhân với vật thể được quan sát. Vì vậy, có thể sẽ không hữu ích nếu bạn đọc một văn bản của người khác đã highlight hoặc ghi chú sẵn, vì nó là một phiên bản diễn dịch riêng của người đó với học liệu.
Với bức tranh của Lê Thị Lựu, Long tập trung nghiên cứu về kỹ thuật vẽ của họa sĩ, vì vậy đây là 1 số câu hỏi mà mình tập trung phân tích.
<aside> 💡 Thử nghiệm vui:
Bạn và bạn của mình hãy cùng quan sát 1 đồ vật và sự kiện trên đường (vd kiến trúc của tòa nhà, hay một cái cây…) rồi để ý đến một chi tiết mà bạn quan tâm của sự vật/ hiện tượng. Sau đó, bạn hỏi bạn của mình là họ đang quan sát chi tiết nào của sự vật và vì sao. Bạn có thể so sánh điểm nhìn của bạn với điểm nhìn của chính mình xem sự giống và khác nhau như thế nào.
</aside>
Việc đọc văn bản chủ động bắt nguồn từ việc đặt câu hỏi. Những câu hỏi này cũng giúp cho bạn xác định mục đích của hành trình tìm kiếm thông tin. Sau đây là một số gợi ý cho việc đặt câu hỏi.
<aside> ⚡ Bước 2: Đặt câu hỏi
Khi bạn có câu hỏi và mục đích, việc còn lại đó là tìm thông tin để trả lời cho câu hỏi của mình. Để highlight thông tin hiệu quả, những tips trong bài đọc trước sẽ rất hữu ích 2. Cách highlight. Sau đây là tóm tắt một số nội dung quan trọng:
Sau đây ví dụ trong việc mình phân tích tranh, Highlight giống như việc mình bóc tách ra những chi tiết của bức tranh, và những dòng ghi chú (diễn giải) như cách mình tổng hợp lại những thông tin mà mình quan sát được.
<aside> ⚡ Bước 3: Tìm kiếm và chọn lọc thông tin
<aside> ✍️ Bài viết tiếp theo
. 3.2. Gạn lọc thông tin (Đọc từ chi tiết đến tổng quan)
</aside>
[1] Bài viết gốc của Long tại: Plastic chair, the masterpiece and my process of learning to draw