Học cách Học
Học cùng MỞ/ All data
Cách highlight
Hoàng Long, 10/2022
Sau đây là 3 case study về Highlight và và bạn sẽ quan sát được những cách để highlight hiệu quả hơn.
Bài đọc được lược dịch từ sách Effective Notetaking. Quyển sách được viết bởi bởi tiến sĩ Fiona McPherson - giáo sư về ngành tâm lý học nhận thức tại trường đại học Otago, New Zealand. Bà đã dành nhiều thập kỷ để nghiên cứu về cách mà não bộ suy nghĩ, học tập và ghi nhớ [1].
Case study 1: highlight nhiều quá
🔍 Phân tích:
Khi gặp những văn bản khó (có nhiều thông quan trọng hoặc chưa biết), bạn dễ highlight tất cả các thông tin. Cách này cũng có đôi chút tác dụng khi khiến bạn tương tác với văn bản nhiều hơn so với việc đơn thuần chỉ lướt mắt trên con chữ. Tuy nhiên, khi tất cả thông tin đều quan trọng thì bạn sẽ không biết thông tin nào quan trọng nữa. Việc highlight quá nhiều khiến bạn đánh mất chức năng chọn lựa thông tin của highlight.
💡 Một số lời khuyên từ tác giả Fiona McPherson để cải thiện việc Highlight
- Cố gắng giới hạn việc highlight trong khoảng 10% số lượng chữ (cứ 10 dòng thì highlight 1 dòng). Việc này khiến bạn có ý thức hơn với việc chọn lựa thông tin.
- Chỉ chọn lựa ghi chú thông tin quan trọng mà bạn chưa biết và muốn nhớ về nó, đừng highlight những ý quan trọng nhưng bạn đã biết rồi.
- Khi gặp một văn bản khó và phức tạp, Áp dụng highlight kết hợp với những phương pháp ghi chú khác :
- Sử dụng câu hỏi: Viết ra một vài câu hỏi về thông tin mà bạn muốn tìm hiểu, điều này bạn chọn lọc thông tin tốt hơn. Xem thêm cách đặt câu hỏi ở bài viết kế tiếp, 3.0. Highlight và chiến thuật đọc
- Sử dụng tóm tắt, đề mục để tóm tắt và nắm được ý chính văn bản: ngoài highlight, việc tóm tắt nội dung thành những đề mục cũng giúp bạn gạn lọc thông tin tốt hơn (sẽ được chia sẻ chi tiết vào tuần hai của khóa Học Cách Học)
- Đôi khi bạn cần chấp nhận về việc highlight hết, bởi vì nó là dấu hiệu của việc bạn chưa có nhiều kiến thức nền tảng về môn học, và sẽ luôn khó khăn cho bạn khi đọc tài liệu này. Tuy nhiên qua thời gian, nếu bạn đọc những tài liệu tương tự, vốn từ và những kiến thức chuyên ngành của bạn về môn học sẽ nhiều hơn, và qua đó bạn sẽ dần chọn lọc được thông tin tốt hơn.
- Một cách các bạn có thể thử tìm những tài liệu chia sẻ kiến thức tương tự nhưng dễ hơn.. Ngoài ra 1 cách thú vị nữa đó là bạn sẽ dùng những phần mềm AI tổng hợp văn bản như GPT-3, Chat GPT, hay Notion AI và bạn đưa ra lệnh “đơn giản hóa đoạn văn bản sau - Simplify the following passage” thì phần mềm sẽ trả lại văn bản lược giản cho bạn. Mình sẽ cập nhật hướng dẫn sau về cách làm này.
Case study 2: Tắc kè hoa
🔍 Phân tích:
Bạn dùng nhiều bút màu để lọc ra các loại thông tin khác nhau. Quá trình này sẽ hỗ trợ bạn phân loại thông tin, tuy nhiên nó sẽ không hiệu quả trong việc giúp bạn phân biệt đâu là thông tin quan trọng. Thậm chí, nó còn khiến bạn choáng ngợp hơn (cognitive overload) vì có thêm nhiều mầu sắc phải xử lý trong quá trình đọc.
💡Lời khuyên để cải thiện việc highlight
Highlight nên đơn giản - sử dụng những kỹ thuật khác nhau (làm đậm, gạch chân, tô màu…) để phân loại các loại thông tin không giúp cải thiện việc ghi nhớ mà thậm chí còn làm hại nó. - theo nghiên cứu của Hershberger & Terry 1965 [2].
Case study 3: Highlight những thông tin bạn cần tìm
🔍 Phân tích:
Trong ví dụ này, tác giả highlight khá ít so với những case study trên vì tác giả xác định được nội dung quan trọng.
💡Một số lời khuyên
Những yếu tố sau đây có thể hỗ trợ bạn tìm kiếm thông tin quan trọng:
- Khi biết nhiều hơn về một chủ đề, bạn càng phân biệt được đâu là thông tin thú vị mà bạn chưa biết. Việc này giúp cho bạn chọn lọc thông tin dễ dàng hơn.
- Đặt câu hỏi cho bản thân: Bạn đọc tài liệu này với mục đích gì, và bạn muốn tìm hiểu nội dung gì?. Việc có một câu hỏi cụ thể, giúp bạn phân biệt và ý thức hơn về nội dung nào bạn cần. Bài viết kế tiếp sẽ chia sẻ việc này 3.0. Highlight và chiến thuật đọc
<aside>
❓ Câu hỏi
- Sau khi đọc về Highlight và cách quy trình đọc, bạn có những ý tưởng gì để cải thiện việc ghi chú khi đọc tài liệu của mình?
</aside>
Tóm tắt: những chiến thuật giúp cải thiện việc highlight
Reference
[1] Effective Notetaking (Study Skills Book 1) by Dr. Fiona McPherson
[2] Hershberger, W. A. & Terry, D. F. (1965). Typographical cuing in conventional and programmed texts. Journal of Applied Psychology 49(1), 55-60.
Đọc thêm: https://zettelkasten.de/posts/field-report-5-reading-processing-effective-notetaking-mcpherson/
<aside>
✍️ Bài viết kế tiếp
Bài viết này sẽ chia sẻ hai chiến thuật trong việc đọc tài liệu giúp chọn lựa và gạn lọc thông tin quan trọng trong quá trình đọc tài liệu
</aside>