Hoang Long, 10/2022
Bắt đầu từ năm 1974, nghiên cứu của Fowler and Barker đã khởi đầu cho một loạt các nghiên cứu cung cấp dẫn chứng về việc highlight giúp tăng khả năng đọc hiểu. Các nhà nghiên cứu đề xuất ra hai cơ chế của highlight hỗ trợ việc học như sau:
Ngoài ra, highlight cũng giúp giảm thiểu cognitive load (sự quá tải về nhận thức) khi đọc lại bài đọc đã đưirong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu từng cơ chế đằng sau việc ghi chú nhé:
Vào năm 2002, Richard E. Mayer đưa ra giả thuyết “cognitive theory of multimedia learning” đề cập đến chất lượng của việc học phụ thuộc vào quá trình xử lý thông tin (cognitive processes). Người học tương tác với ba quá trình nhận thức khi đọc một tài liệu [3]:
1️⃣ Quá trình chọn lựa: chú ý hơn vào những thông tin liên quan (Highlight)
2️⃣ Quá trình tổ chức: Xây dựng và kết nối thông tin thành một khối kiến thức cụ thể (tóm tắt, lập bảng)
3️⃣ Quá trình kết nối: Liên kết thông tin mới với những kiến thức sẵn có trong long-term memory (đặt câu hỏi, concepts note…)
Việc highlight liên quan đến quá trình chọn lựa thông tin. Theo nghiên cứu của Ponce & Mayer (2014), người tham gia thí nghiệm dừng mắt lâu hơn ở những cụm từ được đánh dấu sao [4]. Những thông tin highlight nổi bật hơn, chú ý nhiều hơn, vì vậy được nhớ lâu hơn. Vào năm 1980, Harley đã làm nghiên cứu so sánh hai nhóm trẻ em lớp 6, một nhóm đọc đoạn văn được highlight còn nhóm còn lại đọc văn bản thường. Nhóm đọc đoạn văn có Highlight được điểm cao hơn trong bài kiểm tra Cloze test (điền vào chỗ trống) để kiếm tra trí nhớ sau khi đọc [5].
Isolation effect là gì?
Trong tâm lý học nhận thức, có một lý thuyết có tên là hiệu ứng Von Restorff, hay còn gọi là hiệu ứng cô lập (isolation effect)$^1$ $^2$ [6, 7]. Giả thuyết của nhà nghiên cứu cho rằng trong những kích thích (stimulus) giống nhau thì những kích thích nào khác biệt sẽ được nhận biết và nhớ lại nhiều nhất. Tương tự như vậy, (Fowler, Barker 1974 và Silvers, Kreiner 1997) làm thí nghiệm với hai nhóm sinh viên. Nhóm 1 sẽ đọc một đoạn văn được highlight trước, và nhóm 2 sẽ đọc một đoạn văn không có highlight. So với nhóm 2 thì nhóm 1 sẽ nhớ thông tin được highlight nhiều hơn và nhớ những thông tin không được highlight ít hơn [8]. Việc highlight hướng sự chú ý tới những chữ mà chúng ta làm nổi bật, và giúp chúng ta nhớ (recall) những thông tin này tốt hơn.
Nhìn vào hình bên bên dưới, bạn nhớ hình nào nhất?
1️⃣ Giúp bạn ý thức hơn về việc chọn lựa thông tin quan trọng.
2️⃣ Giúp bạn đánh dấu thông tin để phân biệt thông tin quan trọng với những dữ liệu khác.
3️⃣ Việc highlight làm nổi bật thông tin, giúp bạn nhớ về thông tin đó nhiều hơn.
4️⃣ Highlight giúp giảm thiểu việc bạn phải tìm lại thông tin quan trọng khi mình đọc bài ở tương lai.
Bạn có thể highlight bằng mọi cách, miễn là nó giúp bạn phân biệt được chữ bạn đánh dấu với những thông tin khác
<aside> ✍️ Bài tiếp theo
</aside>