Trong quá trình thiết kế khoá học “Học Cách Học" của MỞ, chúng mình nhận được rất nhiều những chia sẻ và câu hỏi từ các bạn học viên về việc xây dựng thói quen trong học tập và cuộc sống.

Rất nhiều bạn đang cảm thấy như vầy

Screen Shot 2022-07-13 at 10.20.27 AM.png

Screen Shot 2022-07-13 at 10.23.05 AM.png

Rất nhiều người trong chúng ta muốn thay đổi một thói quen xấu hoặc bắt đầu một thói quen mới vì chúng ta tin rằng thói quen tốt sẽ giúp ta đạt được mục tiêu của bản thân.

Một số lí do khiến chúng ta thường thất bại trong việc duy trì thói quen đó là:

  1. Chọn cảm hứng để thực hiện hành động trong khi cảm hứng chỉ là điểm bắt đầu, không bền vững

    Screen Shot 2022-07-13 at 10.39.03 AM.png

    Việc chúng ta rất háo hức bắt đầu làm một hành động mới hay học một thứ mới rất dễ hiểu vì não chúng ta lúc đó sản sinh ra oxytocin khiến cho chúng ta rất hưng phấn. Tuy nhiên, cảm xúc luôn thay đổi vì thế mà động lực của chúng ta cũng sẽ bị lay chuyển. Để nhìn thấy được hiệu quả của một thói quen, chúng ta cần thời gian. Tuy nhiên cảm xúc dễ khiến chúng ta không nhìn thấy được hiệu quả “đang bị trị hoãn" (delayed) và vì thế chọn dừng cuộc chơi khi chỉ cần cố tí nữa là thấy được sự thay đổi.

    Trong quyển Atomics Habits, James Clear chia sẻ về một khái niệm mang tên “Valley of Disappointment" (Thung lũng của sự thất vọng). Hầu hết chúng ta nghĩ sự tiến bộ là một đường thẳng và thành công sẽ đến rất nhanh. Trên thực tế, kết quả của những nỗ lực của chúng ta thường bị trì hoãn (delayed). Phải đến hàng tháng, hàng năm sau, chúng ta mới nhận ra giá trị đích thực của công sức mình bỏ ra hàng ngày. “Thung lũng của sự thất vọng” là nơi mọi người cảm thấy chán nản sau nhiều làm mà không đạt được kết quả nào. Tuy nhiên, bạn không hề lãng phí công việc đó. Nó chỉ đơn giản là được lưu trữ. Mãi về sau, giá trị của những nỗ lực bạn bỏ trước đó mới được bộc lộ.

    Nguồn: Atomics Habits

    Nguồn: Atomics Habits

  2. Kham khổ một mình

    Nhiều bạn nghĩ rằng việc duy trì thói quen cần rất nhiều sự cố gắng từ bên trong bản thân mình và vì thế bạn cố hết sức để ép bản thân mình vào khuôn khổ mình mong muốn. Tuy nhiên, điều này lại làm cho việc thiết lập và duy trì thói quen khó khăn hơn rất nhiều. Bạn cũng sẽ dần nhận ra hành trình đó rất cô đơn, tăng khả năng mình tụt “mood” và động lực dần dần chạm đáy.

    Untitled

    Untitled

    Untitled

    Sự thật là mọi hành động và quyết định của chúng ta đều chịu sử ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Vì vậy, thay vì một mình chống lại những cám dỗ của thế giới ngoài kia chi bằng chúng ta hiểu cách hoạt động của môi trường xung quanh và cố gắng hack nó?

Thay vì làm theo cảm hứng và làm một mình, bạn hãy thử công thức mới dưới đây:

Screen Shot 2022-07-13 at 10.58.11 AM.png

Thêm phản tư thường xuyên nữa là ra công thức đầy đủ!

Screen Shot 2022-07-13 at 11.01.14 AM.png

Đọc đến đây, hy vọng bạn đã có thêm một số nguồn cảm hứng để tìm hiểu thêm về cách thói quen hoạt động.

Để thay đổi thói quen chắc hẳn chúng ta cần biết cách hoạt động của nó nữa nhỉ:) Cùng chúng mình tìm hiểu tiếp nhé.

<aside> 💡 Thử thách cho bạn: Thử viết xuống các hoạt động bạn làm trong ngày từ khi thức dậy đến khi đi ngủ. Bạn có để ý gì về đặc điểm của hầu hết các hoạt động hàng ngày của chúng ta không?

</aside>

Thói quen 101

Não chúng ta tiêu thụ năng lượng

Não của chúng ta hàng ngày phải xử lí rất nhiều thông tin. Ví dụ như: Hôm nay ăn gì? Hôm nay tập môn gì? Bài tập này làm thế nào? Sau này làm nghề gì? Mỗi lúc chúng ta suy nghĩ và thực hành những hành động đó, não của chúng ta sẽ tốn năng lượng. Mà năng lượng của não chúng ta có hạn nên bạn và mình không thể làm quá nhiều trong một ngày. Thỉnh thoảng nghĩ thôi cũng đã đủ mệt rồi.