Não của chúng ta có khuynh hướng đơn giản hoá thông tin tiếp nhận qua sự chọn lọc của trải nghiệm và mong muốn cá nhân. Khuynh hướng đơn giản hoá và chọn lọc thông tin này là thiên kiến trong nhận thức, tư duy, hay còn được biết đến là “cognitive bias”. Vì khuynh hướng đơn giản hoá và chọn lọc thông tin của não, thiên kiến nhận thức thường được hiểu như là lỗi sai trong hệ thống nhận thức.

Là con người, rất khó để chúng ta tiếp nhận mọi thông tin một cách ngang bằng tuyệt đối. Chúng ta luôn chịu ảnh hưởng bởi những phong tục, tập quán, cách giáo dục nhất định, và điều đó tác động lên cách chúng ta encode thông tin và thiết lập cách suy nghĩ, tư duy.

Trong bài blog The Thinking Ladder, Tim Urban sử dụng hình ảnh những chiếc cổng nhận thức để giải thích về cách suy nghĩ của chúng ta chuyên biệt (exclusive) như thế nào. Outside world là thông tin từ bên ngoài chúng ta tiếp nhận hàng giây, hàng phút và phải đi qua attention gate, cổng chú ý, sau đó phải được não cho phép tiến vào belief gate, cổng niềm tin, không. Belief gate là thứ cốt lõi quyết định những thông tin bên ngoài có được tiến vào.

Screen Shot 2022-10-27 at 9.39.57 AM.png

Một số ví dụ

Confirmation bias (Thiên kiến xác nhận)

Survivorship bias (Thiên kiến kẻ sống sót)

Availability Heuristics

Loss Aversion

Anchoring bias (Thiên kiến mỏ neo)

Halo Effect

Thiên kiến nhận thức tốt hay xấu?

Theo cách định nghĩa hiện tại, thiên kiến nhận thức là những lỗ hổng, lỗi trong mặt nhận thức, suy nghĩ, tư duy của con người. Bản thân thiên kiến nhận thức không xấu vì đây là cách não chúng ta hoạt động và có những khuynh hướng nhận thức như vậy. Điều chúng ta cần làm đó là nhận thức được sự tồn tại của việc não mình không hoàn hảo và cẩn trọng với cách chúng ta tư duy và đưa ra quyết định, đánh giá hơn. Chúng ta luôn chịu sự ảnh hưởng của một luồng suy nghĩ nhất định, của những niềm tin nhất định. Vì vậy, chúng ta luôn cần mở rộng suy nghĩ hiện tại của mình bằng việc đưa ra giả thuyết thay vì nhận định đúng luôn, đặt câu hỏi về nhiều mặt của vấn đề, tự phản biện lại bản thân, nói chuyện với những người không giống mình/không cùng suy nghĩ với mình.

Mình sẽ chia sẻ tiếp theo về heuristics và mental models trong việc đối diện với những khuynh hướng nhận thức chưa tốt của não bộ. Điều tốt là não mình luôn có khả năng thay đổi. Suy nghĩ của mình cũng vậy.

Một số tài liệu và nguồn để đọc thêm