Untitled

Hoang Long, 19.12.2022

Nhìn lên bầu trời đêm, chúng ta thấy một khoảng tối mênh mông cùng những ngôi sao lấp lánh. Quan sát đủ lâu, ta sẽ thấy được chuyển động của các hành tinh, và dần hiểu ra vị trí của trái đất trong vũ trụ. Nghiên cứu về nó, chúng ta biết được cội nguồn của bản thân, hiểu được quá khứ và tương lai của vạn vật [1], [2], [3].

Theo David Deutsch, nhà vật lý tại trường đại học Oxford, sự hình thành kiến thức là một hiện tượng đặc biệt trong vũ trụ. Sao chổi, hố đen, và những vụ nổ siêu lân tinh luôn là những hiện tượng kỳ thú. Nhưng nếu bạn thấy một hệ mặt trời tự sắp xếp thành một hình dạng đối xứng hoàn hảo hay thiên thạch bất ngờ đổi quỹ đạo để tránh đâm vào một hành tinh, đó là bằng chứng của việc kiến tạo kiến thức [4]. Ở trên hành tinh của hệ mặt trời đó, ta sẽ tìm thấy những loài sinh vật có khả năng kiến tạo kiến thức.

https://twitter.com/daviddeutschoxf/status/1030356748861886464?lang=en

Khả năng tạo ra kiến thức là điểm khác biệt giữa con người và các loài động vật khác khi chúng ta hiểu về bản thân và kiến tạo môi trường sống của mình.

Thế giới của một con cá vàng chỉ có thức ăn, bể nước và những con cá khác. Chúng không thể tự mở rộng thế giới quan của bản thân [5]. Trong khi đó, con người là loài động vật có khả năng tự giải thích. Khi chúng ta nhìn vào một bể cá, chúng ta không chỉ thấy hình ảnh bể cá đó, mà còn hiểu cách thức thị giác hoạt động. Ánh sáng được sinh ra từ phản ứng nhiệt hạch của mặt trời, phải mất hơn 8 phút mới đến được Trái Đất. Ánh sáng chiếu lên bề mặt của bể cá, phản chiếu lại để đến được mắt của chúng ta. Trong mắt có những tế bào để nhận biết ánh sáng và mầu sắc và tạo những tín hiệu thần kinh. Cuối cùng những tín hiệu này được xử lý trong não bộ và tạo ra hình ảnh bể cá trong tâm chí.

Khả năng tự giải thích giúp chúng ta mở rộng thế giới quan của mình ra ngoài những gì mắt thấy, tai nghe. Thế giới quan của con cá bị giới hạn bởi môi trường mà nó đang sống, thế giới quan con người sẽ mở rộng mãi với thời gian [6].

Untitled

Việc hiểu về quá trình tự giải thích và học tập này đặc biệt quan với học sinh, khi nó giúp bạn gạn lọc và kết nối những mảnh thông tin và biết cách xây dựng nên tri thức cho bản thân. Để học về quá trình này, chúng ta bắt đầu bằng việc tìm hiểu mô hình DIKW (Data - Information - Knowledge - Wisdom) tạm dịch là (Dữ liệu - Thông tin - Kiến thức - Sự thông thái).

Quá trình xử lý dữ liệu bắt đầu bằng việc thu thập (collection) thông tin, sau đó là diễn giải (interpretation) thông tin một cách có ý nghĩa. Sau đó, thông tin được kết nối (associations) để trở thành kiến thức. Cuối cùng chúng ta có được tri thức và sự thông thái (wisdom) thông qua việc áp dụng và sử dụng kiến thức trong thực tế. Bạn có thể xem hình vẽ mô hình dưới đây [7]:

Untitled

Nguồn: Data Literacy Fundamentals của Ben Jones and Kelsey O'Donnell [7]

Để hiểu một cách sâu sắc hơn, trong phần tiếp theo mình sẽ chia sẻ chi tiết về từng phần của quá trình hình thành nên tri thức. Với mỗi phần mình sẽ đính kèm định nghĩa, ví dụ và một số case study thú vị.

<aside> 📎 Lưu ý: Những ghi chú dưới đây là những gì mình hiểu về chủ đề này trong thời điểm hiện tại, và nó sẽ được hoàn thiện và bổ sung theo thời gian. Bạn cũng có thể để lại bình luận, phản biện cho bài viết tại link Notion.

</aside>

Dữ liệu là gì?

Định nghĩa

Từ điển Merriam Webster đã đưa ra ba định nghĩa sau đây về dữ liệu [8]: