Schema là một khái niệm trong lí thuyết “Assimilation & Accommodation” của nhà tâm lí học Jean Piaget. Schema là cấu trúc neuron sẵn về một chủ đề hay có thể được hiểu như kiến thức nền tảng (background knowledge) chúng ta có.

Khi chúng ta tiếp nhận thông tin mới, não chúng ta sẽ làm hoạt động “assimilate” hoặc “accommodate” tuỳ thuộc vào nhận thức hiện tại của chúng ta về thông tin đó.

Schema là một phần quan trọng để chúng ta nghĩ tới khi nói về quá trình học:

Screen Shot 2022-09-20 at 4.04.22 PM.png

Schema hiện tại của chúng ta về một chủ đề sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận thông tin, kiến thức mới. Khi schema hiện tại càng gần với đại diện nhận thức (mental representation) của thông tin mới, chúng ta sẽ dễ dàng thêm thông tin mới đó vào những gì mình đã biết hơn.

Nếu bạn đang cảm thấy “khó" khi học chủ đề A, điều đó không có nghĩa là bạn không có khả năng. Nó đến từ việc bạn đang không có những cấu trúc neuron hiện tại trong não về chủ đề A và khó để bạn hiểu ngay nó. Sự xa lạ đó đến từ trải nghiệm sống, exposure (tiếp cận), môi trường học tập và làm việc, định hướng lúc nhỏ, gia đình, ngành nghề mình chọn lựa, vv.

Khi bắt đầu học một chủ đề mới, bạn có thể phản tư để biết schema của mình về chủ đề đó là gì: mình đã/đang biết gì về chủ đề đó? Những thứ mình biết nó đến từ đâu? Mình đang muốn/cần biết thêm gì?

Bạn có thể nghiên cứu thêm về schema tại: