First Principles Thinking (tạm dịch: tư duy cốt lõi)
Đây là một khái niệm mình học được qua việc đọc blog của Tim Urban: Wait but Why. Tim Urban là một blogger viết những bài blog dài như một quyển sách bóc tách những chủ đề khó hiểu trở nên dễ hiểu hơn. Tim Urban là minh chứng cho việc hiểu càng sâu thì càng giải thích được một cách dễ hiểu cho người khác. Cách Tim suy nghĩ và triển khai các chủ đề cho bài blog của mình đều đi ra từ một cách tư duy: First Principles Thinking.
First Principles Thinking (FPT) có thể được hiểu như thế nào?
FPT là những khối kiến thức căn bản (basic building blocks) của một chủ đề nào đó. Bất kể loại kiến thức nào đều có thể được truy ngược lại những khối kiến thức căn bản làm nên kiến thức đó ví dụ như văn hóa, kinh tế, kế toán, marketing, tâm lý học, toán, vật lí, vv.
Khi chúng ta càng học lên cao, các kiến thức sẽ được xây dựng dựa trên những kiến thức nền đã được học trước đó. Khi chúng ta xây dựng hệ thống kiến thức nền vững về chủ đề chúng ta muốn học sâu, việc học sẽ trở nên dễ dàng trên đường dài (giống như việc xây dựng những cành cây).
Làm thế nào để rèn luyện tư duy sử dụng FPT khi học?
Clarifying your thinking and explaining the origins of your ideas (Why do I think this? What exactly do I think?)
Challenging assumptions (How do I know this is true? What if I thought the opposite?)
Looking for evidence (How can I back this up? What are the sources?)
Considering alternative perspectives (What might others think? How do I know I am correct?)
Examining consequences and implications (What if I am wrong? What are the consequences if I am?)
Questioning the original questions (Why did I think that? Was I correct? What conclusions can I draw from the reasoning process?)
Giải thích ý tưởng, suy nghĩ của mình đến từ đâu (Tại sao mình nghĩ vậy? Cụ thể là mình đang suy nghĩ gì?
Thử thách các giả định (Sao mình biết điều này đúng? Nếu mình suy nghĩ ngược lại hoàn toàn thì sao?
Tìm dẫn chứng (Mình back-up suy nghĩ như thế nào? Các nguồn thông tin nằm ở đâu?)
Suy nghĩ về những khía cạnh khác (Người khác có thể nghĩ gì? Sao mình biết được mình đúng?)
Đánh giá hậu quả và những mối quan hệ theo sau (Nếu mình sai thì sao? Hậu quả là gì nếu mình sai?)
Đặt câu hỏi lại những câu hỏi đầu tiên (Tại sao mình nghĩ vậy? Qua quá trình này mình thấy lập luận từ đầu của mình thế nào?)
Tư duy FPT giống với tư duy của một nhà khoa học được giới thiệu trong bài blog “The Thinking Ladder” của Tim Urban. Chúng ta bắt đầu việc học với việc đặt những câu hỏi như ở trên, thiết lập những giả thuyết về cách hiểu của mình, test giả thuyết đó và đưa ra lập luận cho câu hỏi mình đặt ra. FPT giúp bạn dừng lại và suy ngẫm những thứ mình (và người khác) đang học và làm trong vô thức.
<aside> ❓ Câu hỏi bạn có về FPT?
Tài liệu để đọc thêm